Quan hệ ngoại giao và quân sự Ấn Độ

Narendra Modi họp với Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh SCO năm 2016.

Kể từ khi độc lập vào năm 1947, Ấn Độ duy trì các quan hệ thân mật với hầu hết các quốc gia. Trong thập niên 1950, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ quá trình phi thực dân hóa tại châu Phi và châu Á, đóng một vai trò lãnh đạo trong Phong trào Không liên kết.[175] Vào cuối thập niên 1980, quân đội Ấn Độ can thiệp ra nước ngoài theo lời mời của các quốc gia láng giềng: một hoạt động gìn giữ hòa bình tại Sri Lanka từ năm 1987 đếm năm 1990; và một cuộc can thiệp vũ trang để ngăn chặn một nỗ lực đảo chính tại Maldives. Ấn Độ có các mối quan hệ căng thẳng với Pakistan; hai quốc gia từng bốn lần tiến tới chiến tranh vào các năm 1947, 1965, 1971 và 1999. Ba trong số bốn cuộc chiến diễn ra trên lãnh thổ tranh chấp Kashmir, còn cuộc chiến năm 1971 diễn ra sau khi Ấn Độ ủng hộ nền độc lập cho Bangladesh.[176] Sau khi tiến hành chiến tranh với Trung Quốc vào năm 1962 và với Pakistan vào năm 1965, Ấn Độ theo đuổi các mối quan hệ quân sự và kinh tế gần gũi với Liên Xô; Liên Xô là nước cung ứng vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ vào cuối thập niên 1960.[177]

Ngoài việc tiếp tục mối quan hệ chiến lược với Nga, Ấn Độ có quan hệ quân sự ở phạm vi rộng với IsraelPháp. Trong những năm gần đây, quốc gia này đóng vai trò then chốt trong Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vựcTổ chức Thương mại Thế giới. Ấn Độ cung cấp 100.000 nhân viên quân sự và cảnh sát để phục vụ trong 35 hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, G8+5, và nhiều diễn đàn đa phương khác.[178] Ấn Độ có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các khu vực Nam Mỹ, châu Á, và châu Phi; theo đuổi một chính sách "Hướng Đông" mà theo đó mưu cầu tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc xoay quanh nhiều vấn đề, song đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh tế và an ninh khu vực.[179][180]

Binh sĩ Ấn Độ trong cuộc tập trận chung Yudh Abhyas với Lục quân Hoa Kỳ năm 2013.

Sau khi Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân vào năm 1964, và liên tục hăm dọa can thiệp hỗ trợ Pakistan trong cuộc chiến năm 1965, Ấn Độ tin rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân.[181] Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình vào năm 1974 và tiếp tục tiến hành vụ thử nghiệm dưới lòng đất vào năm 1998. Bất chấp các chỉ trích và trừng phạt quân sự, Ấn Độ không ký kết cả Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diệnHiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng chúng thiếu sót và phân biệt đối xử.[182] Ấn Độ duy trì chính sách hạt nhân "không sử dụng trước tiên" và phát triển năng lực bộ ba hạt nhân như một phần của học thuyết "răn đe tối thiểu đáng tin cậy" của mình.[183][184] Ấn Độ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, và hợp tác với Nga nhằm phát triển một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.[185] Các dự án quân sự bản địa khác liên quan đến việc thiết kế và bổ sung hàng không mẫu hạm lớp Vikranttàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.[185]

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tăng cường hợp tác về kinh tế, chiến lược và quân sự với Hoa KỳLiên minh châu Âu.[186] Năm 2008, Hoa Kỳ và Ấn Độ ký kết một thỏa thuận hạt nhân dân sự. Mặc dù đương thời Ấn Độ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và không phải là một bên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, song quốc gia này nhận được miễn trừ từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tếNhóm các nhà cung cấp hạt nhân, Ấn Độ do vậy thoát khỏi các hạn chế trước đây đối với công nghệ và thương mại hạt nhân. Như một hệ quả, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ sáu sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế.[187] Ấn Độ sau đó ký kết các thỏa thuận hợp tác liên quan đến năng lượng hạt nhân dân sự với Nga,[188] Pháp,[189] Anh Quốc,[190] và Canada.[191]

Tổng thống Ấn Độ là thống soái tối cao của lực lượng vũ trang quốc gia; với 1,6 triệu quân tại ngũ và xếp thứ ba thế giới trên tiêu chí này.[192] Quân đội Ấn Độ gồm có lục quân, hải quân, và không quân; các tổ chức phụ trợ gồm có Bộ tư lệnh chiến lược (Strategic Forces Command) và ba nhóm bán quân sự: Đội quân súng trường Assam, Lực lượng biên cảnh đặc chủng, và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ.[193] Ngân sách quốc phòng chính thức của Ấn Độ giai đoạn 2012-17 chiếm khoảng 2,5% GDP. Năm 2012, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới; từ năm 2007 đến năm 2011, tiền mua vũ khí của Ấn Độ chiếm 10% tổng phí tổn dành cho mua sắm vũ khí quốc tế.[194] Phần lớn chi tiêu quân sự tập trung vào phòng thủ chống Pakistan và chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.[195]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ấn Độ http://www.theaustralian.com.au/news/g8-plus-5-equ... //nla.gov.au/anbd.aut-an35219734 http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003407.php http://original.britannica.com/eb/article-9071111/... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/266465/H... http://www.business-standard.com/india/news/china-... http://www.business-standard.com/india/news/second... http://www.csmonitor.com/Business/The-Daily-Reckon... http://www.dnaindia.com/india/report-bjp-first-par... http://www.economist.com/node/21531527